Âm vị học và số liệu Toki Pona

Inventory

Toki Pona có chín phụ âm (/p, t, k, s, m, n, l, j, w/) và năm nguyên âm (/a, e, i, o, u/). Nếu từ đa âm tiết thì âm tiết đầu được nhấn. Không có nguyên âm đôi, sự phân biệt độ dài nguyên âm, cụm phụ âmthanh điệu.[16]

Phụ âmMôiLưỡi trướcLưng lưỡi
Mũimn
Tắcptk
Xáts
Tiếp cậnwlj
Nguyên âmTrướcSau
Đóngiu
Vừaeo
Mởa

Sự phân bổ

Sự phân bổ nguyên âm khá tiêu biểu cho ngôn ngữ nói chung. Chỉ tính gốc từ, /a/ có tần suất 32%, /i/ là 25%, /e/ và /o/ đều hơn 15%, còn 10% là /u/. 20% gốc từ bắt đầu bằng nguyên âm. Tần suất trong một văn bản mẫu nặng 10kB chênh lệch chút: 34% /a/, 30% /i/, 15% /e/ và /o/, 6% /u/.[20]

Trong số phụ âm đầu, /l/ thường gặp nhất (20%); /k, s, p/ hơn 10%, rồi đến âm mũi /m, n/ (không tính N cuối từ), ít gặp nhất, mỗi âm chừng 5%, là /t, w, j/.

Tần suất /l/ cao và tần suất /t/ thấp khá khác thường nếu so với ngôn ngữ tự nhiên.[16] Việc /l/ có mặt trong hư từ la, li, ala nghĩa là tần suất trong văn bản có lẽ còn cao hơn.

Cấu trúc âm tiết

Âm tiết có dạng (C)V(N), tức phụ âm đầu nếu có + nguyên âm + âm mũi cuối nếu có, hay V, CV, VN, CVN. Như hầu hết ngôn ngữ, CV là loại phụ âm phổ biến nhất, đạt 75%. Âm tiết kiểu V và CVN đạt độ 10%, còn chỉ năm từ 5 có âm tiết kiểu VN (2% âm tiết).[16]

Đa số gốc từ (70%) đôi âm tiết; chừng 20% đơn âm tiết và 10% có ba âm tiết. Đây là tỉ lệ thường gặp, tương tự với trong các ngôn ngữ Polynesia.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Toki Pona http://tpnimi.blogspot.com/2011/03/introduction-dr... http://www.latimes.com/news/science/la-sci-conlang... http://tokipona.wikia.com/wiki/ISO http://www.interlinguistik-gil.de/wb/media/beiheft... http://archive.is/ralfp http://bellsouthpwp.net/j/i/jimhenry1973/conlang/t... http://tokipona.net/tp/janpije/dictionary.php http://tokipona.net/tp/janpije/hieroglyphs.php http://tokipona.net/tp/janpije/okamasona.php http://tokipona.net/tp/janpije/whytokipona.php